So với năm trước, Việt Nam thêm 4 cơ sở giáo dục đại học có tên trong bảng xếp hạng này là: Trường đại học Văn Lang, Trường đại học Cần Thơ, Trường đại học Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Đà Nẵng (nằm trong nhóm 1.001+).
Cùng với đó, có 4 cơ sở giáo dục tăng hạng: Đại học Duy Tân, Trường đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh.
Top 600+ Các Đại học tốt nhất thế giới năm 2025 theo Times Higher Education (THE)
Năm 2025 có 2092 cơ sở giáo dục đại học của 115 quốc gia trên thế giới được THE xếp hạng, tăng 188 cơ sở so với năm 2024 là 1.904. Việt Nam có 9 đại diện lọt vào danh sách này, tăng thêm 3 cơ sở giáo dục đại học so với kỳ xếp hạng trước, gồm:
1. Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh: vị trí 501-600,
2. Đại học Duy Tân: vị trí 601-800,
3. Trường Đại học Tôn Đức Thắng: vị trí 601-800,
4. Trường Đại học Y Hà Nội: vị trí 801-1.000
5. Trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh: vị trí 1201-1500,
6. Đại học Quốc gia Hà Nội: vị trí 1201-1500,
7. Đại học Bách Khoa Hà Nội: vị trí 1501+,
8. Đại học Huế: vị trí 1501+,
9. Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh: vị trí 1501+.
Xếp hạng các trường đại học của Việt Nam
trên bảng Times Higher Education
Có thể nói xếp hạng THE cùng với xếp hạng QS Rankings và xếp hạng Shanghai là 3 bảng xếp hạng uy tín, phổ biến và được công nhận rộng rãi nhất trên thế giới hiện nay. Trên 3 bảng xếp hạng này, nhiều trường đại học của Việt Nam được xếp ở những vị trí thứ hạng cao và tăng nhanh qua mỗi năm.
Đại học Duy Tân đạt kiểm định ABET của Mỹ
Accreditation Board for Engineering and Technology (Hội đồng Kiểm định các Chương trình Đào tạo Kỹ thuật - Công nghệ), Mỹ đã công bố kết quả kiểm định chương trình đào tạo Công nghệ/Kỹ thuật Phần mềm của Trường Đại học Duy Tân. Chương trình này được công nhận đạt chuẩn kiểm định quốc tế ABET của Mỹ vào ngày 24/8/2021, dựa trên kết quả của đợt kiểm định (online) năm ngoái từ ngày 6 đến 9/12/2020.
Toàn cảnh đợt kiểm định ABET online năm ngoái từ ngày 6 đến 9.12.2020
Đây là chương trình đào tạo thứ 4 đạt chuẩn kiểm định ABET của Đại học Duy Tân, sau 3 chương trình đào tạo gồm:
- Kỹ thuật Mạng,
- Hệ thống Thông tin Quản lý,
được công nhận kiểm định vào tháng 8/2019.
- Công nghệ/Kỹ thuật Điện-Điện tử
được công nhận kiểm định vào tháng 8/2020.
Được xem là tổ chức kiểm định uy tín nhất thế giới, là tiêu chuẩn “vàng” cho các chương trình Kỹ thuật và Công nghệ, rất nhiều trường đại học nổi tiếng thế giới đã tham gia kiểm định ABET cho các chương trình đào tạo của mình. Tiêu biểu trong số đó có: Đại học Khoa học Ứng dụng (Áo), Đại học Khoa học và Công nghệ Mody (Ấn Độ), Đại học AMA (Philippines),…; hay các trường ĐH kỹ thuật nổi tiếng của Mỹ như: Học viện Kỹ thuật Massachusetts (MIT), Đại học California ở Berkeley (UCB), Đại học Carnegie Mellon (CMU), Đại học Purdue, Đại học Johns Hopkins, Đại học Duke,...
ABET được thành lập năm 1932 với 4 Ủy ban Kiểm định gồm:
- Ủy ban Khoa học Ứng dụng (ASAC),
- Ủy ban Khoa học Điện toán (CAC),
- Ủy ban Kỹ thuật (EAC), và
- Ủy ban Công nghệ - Kỹ thuật (ETAC).
Các thành viên thuộc 4 ủy ban này đến từ 35 hiệp hội nghề nghiệp uy tín của Mỹ như: ASHRAE, SPE, SME,… với đông đảo các tình nguyện viên là các nhà khoa học, các chuyên gia và nhà tuyển dụng hàng đầu trên toàn thế giới. Hiện tại, đã có hơn 4.307 chương trình đào tạo thuộc 846 trường đại học và cao đẳng ở 41 quốc gia được kiểm định bởi ABET. Có hơn 175.000 sinh viên tốt nghiệp từ các chương trình được ABET công nhận mỗi năm và hàng triệu sinh viên tốt nghiệp đã nhận được bằng từ các chương trình được ABET công nhận kể từ năm 1932.
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ/Kỹ thuật Phần mềm của Đại học Duy Tân đã đáp ứng 100% các tiêu chí kiểm định của Tổ chức Kiểm định ABET. Kết quả này bắt nguồn từ những chuẩn bị rất chu đáo của Đại học Duy Tân qua nhiều năm. Trong đó phải kể đến:
- Xây dựng đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn cao,
- Chú trọng vào việc giảng dạy và cải tiến phương pháp giảng dạy để đáp ứng các chuẩn đầu ra của chương trình,
- Nâng cao chất lượng đào tạo thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế,
- Nâng cấp trang thiết bị thực hành phục vụ thí nghiệm - thực hành và nghiên cứu chuyên sâu.
Trường đầu tiên của Việt Nam đạt Kiểm định UNWTO TedQual cho Du lịch
Được ví như “AACSB cho Du lịch”, TedQual thường được xem là chuẩn kiểm định uy tín nhất thế giới cho các ngành học về du lịch và khách sạn.
Tổ chức U.S. News & World Report (US News) ở Mỹ hôm 17/6/2025 đã chính thức công bố Bảng Xếp hạng Đại học Tốt nhất Toàn cầu năm học 2025-2026. Trong số 2.550 cơ sở giáo dục đại học của 105 quốc gia và vùng lãnh thổ, Việt Nam có 8 đại diện lọt vào Bảng Xếp hạng uy tín này.
Đại học Duy Tân nằm trong Top 288 các trường đại học Đại học toàn cầu năm 2025 theo U.S.News & World Report
Năm nay, Đại học Duy Tân tại Đà Nẵng, đứng thứ 288 thế giới (tăng 8 bậc so với kỳ 2024-2025). Đây cũng là ngôi trường đại học Việt Nam duy nhất thăng hạng trong kỳ này.
Thuộc top 1.000 đại học tốt nhất thế giới còn có hai trường Đại học Tôn Đức Thắng (hạng 383, tụt 130 bậc), Nguyễn Tất Thành (hạng 810, tụt 80 bậc), tất cả đều đặt tại Tp. Hồ Chí Minh.
Theo sau đó, Trường Đại học Bách khoa thuộc Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh giảm 127 hạng xuống vị trí 1.717 còn Đại học Bách khoa Hà Nội giảm 93 hạng xuống vị trí 1.803. Xu hướng giảm tiếp tục diễn ra với các trường nằm ngoài tốp 2.000, khi ĐH Huế tụt 10 bậc xuống hạng 2.016 còn Trường Đại học Cần Thơ tụt 44 bậc xuống hạng 2.087, Đại học Đà Nẵng ở hạng 2.037 thế giới.
Theo US News, để được xếp hạng, những cơ sở giáo dục đại học phải có tối thiểu 1.250 bài báo được xuất bản từ năm 2019 đến 2023 trên các tạp chí khoa học. Sau đó, các trường sẽ được đánh giá dựa trên phân tích cơ sở dữ liệu Web of Science và InCites do tập đoàn Clarivate (Anh) cung cấp dựa trên 13 tiêu chí, chia làm 3 nhóm là Danh tiếng Học thuật, Trắc lượng Thư mục và Nghiên cứu Xuất sắc.
Các tiêu chí chiếm tỉ trọng cao, như: Uy tín về nghiên cứu toàn cầu (12,5%), Uy tín về nghiên cứu khu vực châu Á (12,5%), Số bài báo thuộc 10% số bài báo có trích dẫn nhiều nhất (12,5%), Tỷ lệ % ấn phẩm thuộc 10% ấn phẩm được trích dẫn nhiều nhất (10%), Số lượng ấn phẩm (10%), Tác động trích dẫn được chuẩn hóa (10%), bên cạnh nhiều tiêu chí khác.
Tham khảo và Trích lược tại:
(Truyền Thông)